SỬ DỤNG KHOÁNG THIÊN NHIÊN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

SỬ DỤNG KHOÁNG THIÊN NHIÊN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

23/10/2020

SỬ DỤNG KHOÁNG THIÊN NHIÊN

TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Nông nghiệp hữu cơ là một loại hình sản xuất thân thiện với môi trường, không sử dụng các vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, không được sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các giống cây trồng vật nuôi biến đổi gen. Trong canh tác hóa học, đạm được cung cấp bằng rất nhiều nguồn và khá dễ dàng như đạm Urea, Sunphate Amon, Nitrate Amon…nhưng trong canh tác hữu cơ, đạm phải được lấy từ các nguồn thực vật, động vật hoặc do vi sinh vật tổng hợp từ khí trời…và đây là một khó khăn lớn nhất vì phải có khối lượng phân hữu cơ lớn mới cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng đạm cho cây để cho năng suất như mong đợi.

Như vậy chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ khá cao vì phải sử dụng vật liệu hữu cơ cung cấp đạm với khối lượng lớn. Ngược lại, các dinh dưỡng khoáng khác như lân, kali, canxi, magie, lưu huỳnh, silic, kẽm, đồng, bo, mangan… lại khá phong phú và dễ dàng được bổ sung cho đất từ các nguồn khoáng thiên nhiên khá đa dạng . Đất Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Có loại đất cùng một lúc mang nhiều ưu điểm như giàu dinh dưỡng, kết cấu đất tốt…như đất phù sa, đất đỏ bazan nhưng có loại đất lại nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát pha và đất có nhiều yếu tố độc hại cho cây trồng như đất phèn, mặn,…và đây là những yếu tố hạn chế cho quá trình canh tác, làm giảm hiệu quả đầu tư phân bón. Chính vì vậy trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ chúng ta cần phải nắm rõ ưu và nhược điểm của từng loại đất để có cách sử dụng các khoáng thiên nhiên hợp lý và hiệu quả.

Một số hạn chế trong đất canh tác và biện pháp khắc phục

1. Đối với đất cát, cát pha:

*Đặc điểm nổi bật: Phần lớn tập trung ở các tỉnh ven biển miền Trung, đất cát thường có thành phần cơ giới (TPCG) thô (tỷ lệ cát phổ biến > 80%), kết cấu rời rạc, nghèo dinh dưỡng. Hàm lượng chất hữu cơ (mùn), đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) tổng số và dễ tiêu đều thấp đến rất thấp; dung tích hấp thu rất thấp, thường chỉ đạt <10 ldl/100g đất; khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng rất kém.

*Sử dụng và cải tạo: Cần bổ sung các loại khoáng sét như cao lanh, bentonit, zeolit, phân hữu cơ để tăng hàm lượng sét trong thành phần cơ giới đất; trồng cây che phủ đất để tăng khả năng giữ ẩm và giảm rửa trôi bay hơi dinh dưỡng đạm là biện pháp cần thiết. Ngoài ra cần cung cấp các loại phân khoáng thiên nhiên mà trong đó có các khoáng canxi, magie, lưu huỳnh, silic và các vi lượng khác để bổ sung và làm giàu các chất này trong đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây.

*Phân bón phù hợp: Đầu Trâu tốt đất Đông Nam Bộ (phân trung vi lượng bóm rễ )

2. Đối với đất mặn và đất nhiễm nặn

* Đặc điểm nổi bật: Là đất phù sa bị nhiễm mặn dưới các hình thức khác nhau. Đất có độ phì khá, TPCG chủ yếu là thịt trung bình, hàm lượng chất hữu cơ thường đạt khoảng 1,5 - 3%; kali và lân dễ tiêu khá cao, đất mặn nhiều thường có hàm lượng Cl- > 0,25%; tổng số muối tan > 1% là yếu tố hạn chế chính trong sản xuất nông nghiệp.

* Sử dụng và cải tạo:

- Sử dụng các biện pháp ngăn mặn, dùng nước ngọt rửa mặn là cần thiết để có thể thâm canh từng vụ, trồng lúa mùa đặc sản như lúa tám thơm, tám xoan, một số cây ăn trái khác như xoài, mãng cầu xiêm, dừa.

- Sử dụng khoáng thiên nhiên có chứa canxi, silic và kali có tác dụng khử mặn khá hiệu quả.

*Phân bón phù hợp: Đầu Trâu tốt đất Đồng bằng Sông cửu long (phân trung vi lượng đang khảo nghiệm)

3, Đối với đất phèn

*Đặc điểm nổi bật: phân bố ở địa hình thấp, trũng, thường glây mạnh ở các tầng dưới, hàm lượng lưu huỳnh cao (đối với đất phèn tiềm tàng); hàm lượng các độc tố như Al+3, Fe+2, Fe+3, SO42- thường cao; pHKCl thường thấp dưới 3,5 (đối với đất phèn hoạt động), có hàm lượng chất hữu cơ cao (khoảng 3 - 5%), mức độ phân giải thấp; hàm lượng lân và kali dễ tiêu thấp (tương ứng là 3 và 15 mg/100g đất).

*Sử dụng và cải tạo:

- Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp thủy lợi tưới tiêu riêng biệt để rửa trôi muối phèn.

- Sử dụng biện pháp phân bón: Căn cứ vào môi trường đất để sử dụng các khoáng bổ sung cần thiết nhằm tác động vào chuỗi phản ứng hóa học trong đất theo chiều hướng có lợi.

- Sử dụng các loại khoáng tự nhiên như Dolomit, bột đá vôi sẽ khử chua và giảm mặn

- Bên cạnh biện pháp hóa học cần bón phân cân đối, chọn giống cây trồng chịu phèn

*Phân bón phù hợp: Đầu Trâu tốt đất đồng bằng Sông Cửu Long (phân trung vi lượng đang khảo nghiệm)

4. Đối với đất phù sa

*Đặc điểm nổi bật: Là nhóm đất màu mỡ ít có các yếu tố hạn chế đến sản xuất nông nghiệp. Đất phù sa của hệ thống sông Hồng có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đến nặng; pH nước thường là gần trung tính; hàm lượng chất hữu cơ trung bình đến khá. Đất phù sa của hệ thống sông Cửu Long cũng có các đặc tính độ phì nhiêu tương tự như của đồng bằng sông Hồng; tuy nhiên TPCG có nặng hơn do đặc điểm của vật liệu phù sa; dung tích hấp thu cao hơn và hàm lượng chất hữu cơ thường cao hơn (biến động trong khoảng 2 - 2,7%).

*Sử dụng và cải tạo: Đây là loại đất tốt, ít phải cải tạo, cần bón phân cân đối để duy trì sức khỏe đất bằng các biện pháp canh tác tổng hợp, thường xuyên bổ sung các khoáng chất cần thiết cho đất, hạn chế tối đa các loại phân bón gây chua cho đất như các khoáng chứa nhiều lưu huỳnh, kết hợp hài hòa giữa khoáng vô cơ thiên nhiên với phân hưu cơ.  

*Phân bón phù hợp: Đầu Trâu tốt đất Đồng bằng Sông cửu long (phân trung vi lượng đang khảo nghiệm)

5. Đối với đất xám

Có nhiều loại như đất xám có tầng loang lổ, đất xám glây, đất xám feralit phát triển trên đá sét và đá biến chất, đất xám feralit phát triển trên đá macma axit, đất xám feralit phát triển trên đá cát, đất xám feralit phát triển trên phù sa cổ.

*Đặc điểm chung nổi bật: Được hình thành và phát triển trên các mẫu chất là phù sa cổ, đá macma axit và đá cát; thường phân bố ở vùng trung du, trên những địa hình tương đối bằng phẳng, ít dốc, dễ làm đất... song lại có nhiều yếu tố hạn chế cho sản xuất nông nghiệp. Đất thường chua đến rất chua, các đặc tính độ phì nhiêu tự nhiên thấp, chất hữu cơ nghèo đến rất nghèo.

*Sử dụng và cải tạo: Bón nhiều phân chuồng, phân xanh, vùi phế phụ phẩm nông nghiệp và giữ ẩm cho đất; cày sâu đảo đất tầng dưới lên trên để tăng hàm lượng sét trong thành phần cơ giới; tăng dung tích hấp thu; bón phân khoáng thiên nhiên có nhiều các khoáng cần thiết giúp cải thiện môi trường đất và cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

*Phân bón phù hợp: Đầu Trâu cân bằng đất (phân trung vi lượng đang khảo nghiệm)

6. Đất đỏ phát triển trên đá bazan

*Đặc điểm nổi bật: thường có địa hình đồi tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, phân bố tập trung, liền khoảng, có tầng dày gần như đồng nhất từ trên xuống dưới. Thành phần cơ giới đất thường nặng, kết cấu tốt, đất tơi xốp, thoáng khí, dung trọng khoảng 1 kg/dm3 và  độ xốp khoảng 50 - 60%. Đất chua, hàm lượng chất hữu cơ cao 3 - 3,5%, nơi có rừng có thể đạt > 4%. Thành phần mùn chủ yếu là các axit fulvic. Đất có hàm lượng đạm cao (N: 0,16 - 0,25%), lân tổng số hầu như cao nhất trong các loại đất (0,2 - 0,3%).

*Sử dụng và cải tạo: Cần tăng cường giữ ẩm, chống xói mòn bằng các kỹ thuật canh tác trên đất dốc và bón phân cân đối, sử dụng các khoáng thiên nhiên có chứa trung vi lượng đặc biệt là silic để giải độc nhôm trong đất này.

*Phân bón phù hợp: Đầu Trâu tốt đất Tây Nguyên (phân trung vi lượng đang khảo nghiệm)

Ngoài ra, trong rất nhiều các loại khoáng có trong thiên nhiên, bản thân chúng cũng có chứa rất nhiều các dinh dưỡng khoáng khác đi kèm, trong đó có cả chất đa lượng, trung lượng và vi lượng có vai trò dinh dưỡng, có thể có cả một số nguyên tố hiếm cũng có vai trò trong hoạt động sinh hóa tăng cường quá trình trao đổi chất của cây trồng. Tùy theo tính chất từng loại đất trước khi áp dụng các loại phân bón cần phân tích đất để biết chính xác loại đất này thừa thiếu chất gì (yếu tố hạn chế) để lựa chọn các loại quặng hoặc loại phân đã dược phối trộn theo thành phần và tỷ lệ thích hợp để bón bổ sung vào đất đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Bài viết khác